Tính đồng bộ trong thiết kế và thi công nội thất

Thiết kế và thi công đồng bộ là cách làm hợp lý và khoa học nhất trong việc kiến tạo không gian nội thất. Với một thiết kế thống nhất và đồng bộ, tất cả mọi thành phần của kiến trúc và nội thất đều được đặt ngang hàng với nhau, mục tiêu là tạo nên một ngôi nhà hoàn hảo nhất.

Thiết kế nội thất là khâu cuối cùng để hoàn thiện một ngôi nhà. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng khi mà có quá nhiều nguyên tắc chi phối, đòi hỏi có thêm sự trợ giúp của những nhà thiết kế chuyên nghiệp, trong đó, nguyên tắc quan trọng nhất là tính đồng bộ, hài hòa. Cũng giống như tạo ra một công trình nghệ thuật, mọi thứ trong không gian nội thất phải kết hợp với nhau, từ màu sơn, các vật dụng, phụ kiện đến cách bài trí trong phòng.

tinh-dong-bo-trong-thiet-ke-va-thi-cong-noi-that

Màu sơn và đồ nội thất luôn cần sự ăn ý để tạo nên không gian hoàn hảo nhất. Một không gian thường có rất nhiều chi tiết, bao gồm các món nội thất và phụ kiện trong phòng từ bàn nước, sofa, kệ tủ đến rèm cửa, khăn trải bàn, ga giường, thảm trải sàn, gối tựa… tạo nên một thế giới màu sắc linh hoạt.


Bên cạnh đó đồ nội thất và không gian nội thất cũng cần có sự hòa quyện với nhau. Nhiều gia đình đã có sẵn hoặc muốn sử dụng lại đồ nội thất cũ, vì vậy nếu thiết kế không khéo chúng rất dễ trở nên vênh váo. Ngoài ra, với mỗi ngôi nhà đều có những đặc thù không gian kiến trúc, sở thích, lối sống của gia chủ… khác nhau, vậy nên cần có một thiết kế nội thất dành riêng cho mỗi không gian này và thể hiện được cá tính, phù hợp thói quen, sở thích của mỗi gia chủ.

tinh-dong-bo-trong-thiet-ke-va-thi-cong-noi-that

Sự đồng bộ trong thiết kế nội thất còn thể hiện ở việc gắn kết các không gian trong nhà, đặc biệt là không gian mở, luôn cần có sự chuyển tiếp, dẫn dắt khéo léo giữa các khu vực với nhau. Đó có thể là màu sơn, đường nét nội thất, chất liệu…, tất cả đều có thể trở thành sợi dây liên kết giữa các phòng. Do đó, chủ nhà phải lựa chọn nội thất và trang trí căn nhà sao cho có sự biến đổi nhịp nhàng, liên tục, tránh sự thay đổi đột ngột, tạo nên sự gắn kết cho tổ ấm của mình.

Sự tương hợp giữa bản thiết kế và công trình khi đã hoàn thiện cũng là điều cần lưu ý. Việc biến bản vẽ 3D thành không gian hiện thực không hề dễ dàng. Ai cũng hiểu sẽ phải thi công đúng với thiết kế nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo được giá trị của thiết kế. Nhiều chủ nhà vì lý do kinh tế chỉ lựa chọn những món đồ tương tự mà bỏ qua những kết hợp ăn ý về chất liệu hay những chi tiết nhỏ trên mỗi món đồ, vì thế, đôi khi công trình sau khi thi công mất đi một phần sự tinh tế trong bản vẽ trước đây.

tinh-dong-bo-trong-thiet-ke-va-thi-cong-noi-that

Đối với những chủ nhà khó tính, việc tạo nên cái nhìn hài hòa và đẹp mắt là điều họ luôn lưu tâm, đặc biệt là gìn giữ giá trị của bản thiết kế. Thiết kế thi công nội thất là hai công đoạn nối tiếp và có quan hệ mật thiết với nhau nên cần đảm bảo rằng từ công đoạn thiết kế đến giám sát, tổ chức thi công và cuối cùng là hoàn thiện lắp đặt nội thất cần được đặt vào tay những công ty chuyên nghiệp nhằm  mang tới cho khách hàng những công trình thiết kế và thi công nội thất có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, tối đa công năng, đồng bộ, hài hòa và có độ bền vững theo thời gian.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

So sánh gỗ sồi và tần bì

Có nên đặt gương trên bàn làm việc?

Có nên mua bàn ghế văn phòng đã qua sử dụng không?