Những lưu ý khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng
Quận, huyện sẽ không xuống kiểm tra nữa mà “nội bộ” gồm chủ nhà, đơn vị thi công xây dựng (thầu), khảo sát địa chất, thiết kế, giám sát (nếu có) tự làm Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng và cùng ký để chịu trách nhiệm liên đới. Để tự thực hiện khâu này, điều kiện đầu tiên là phải thi công đúng giấy phép được cấp.
Để có “Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng” đúng:
Hiện nay các chủ nhà, nhất là nhà ở dân dụng thường giao thầu trọn gói: thi công, thiết kế và cả giám sát thi công cho một nhà thầu. Việc này thuận tiện cho công việc hoàn công, chỉ có hai chữ ký của bên gia chủ và bên thầu. Nếu không thầu trọn gói, buộc phải có các bên như nêu trên tham gia và cùng lập biên bản.
Hồ sơ hoàn công theo quy trình mới, các bên lập “Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng”. Trong đó có nhiều điều khoản ghi rõ như: có làm đúng theo giấy phép xây dựng không? Có vi phạm gì về các quy định về xây dựng; như lộ giới, chỉ giới xây dựng… không? Chất lượng công trình có đạt yêu cầu không? Chính quyền sẽ không kiểm tra những việc vừa nêu nhưng các bên phải tự chịu trách nhiệm với biên bản nghiệm thu này.
Để có biên bản nghiệm thu chặt chẽ, ngoài việc làm đúng giấy phép xây dựng, trong lúc thực hiện, thường có nhật ký thi công để theo dõi tiến độ và chất lượng công trình. Từ khi làm nền móng, xây phần thô, phần hoàn thiện cho đến theo dõi hệ thống cấp thoát nước và chạy đường điện đều phải được thể hiện trong nhật ký. Và đây là cơ sở để các bên xác nhận vào “Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng”.
Trường hợp 1 – Các công trình đã khởi công theo các giấy phép cũ: Chủ nhà phải liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu có tư cách pháp nhân để lập biên bản. Mẫu để thực hiện trong trường hợp này là mẫu 13: “Biên bản nghiệm thu theo hiện trạng công trình”.
Trường hợp 2 – Nếu các bên tham gia trong xây dựng công trình không có tư cách pháp nhân :
Áp dụng Nghị định 126 để phạt nhà thầu hay bên thiết kế về lỗi hành nghề không có tư cách pháp nhân rồi sau đó mới được hoàn công.
Trường hợp 3- gia chủ tự xây nhà mà không đủ điều kiện đăng ký
Phải thực hiện lại các khâu như thuê tư vấn vẽ lại hiện trạng nhà. Còn chất lượng công trình, chủ nhà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngoài ra, công trình đã xây dựng phải đúng quy chuẩn xây dựng; nếu xây dư, chìa ban công sai kích thước quy định… chẳng hạn, có thể phải tháo dỡ thì bên tư vấn mới ký biên bản.
Thiết kế hạ tầng trong trường hợp nào cũng cần thiết có biên bản để sau này, nếu có bất kỳ sự cố nào, sẽ có chứng cứ để quy trách nhiệm các bên. Do vậy điều tiên quyết là thực hiện đúng theo quy chuẩn xây dựng và giấy phép xây dựng. Và có biên bản này là sự xác nhận việc đã xây căn nhà trên mảnh đất đã có chủ quyền nhà.
Để có “Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng” đúng:
Hiện nay các chủ nhà, nhất là nhà ở dân dụng thường giao thầu trọn gói: thi công, thiết kế và cả giám sát thi công cho một nhà thầu. Việc này thuận tiện cho công việc hoàn công, chỉ có hai chữ ký của bên gia chủ và bên thầu. Nếu không thầu trọn gói, buộc phải có các bên như nêu trên tham gia và cùng lập biên bản.
Hồ sơ hoàn công theo quy trình mới, các bên lập “Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng”. Trong đó có nhiều điều khoản ghi rõ như: có làm đúng theo giấy phép xây dựng không? Có vi phạm gì về các quy định về xây dựng; như lộ giới, chỉ giới xây dựng… không? Chất lượng công trình có đạt yêu cầu không? Chính quyền sẽ không kiểm tra những việc vừa nêu nhưng các bên phải tự chịu trách nhiệm với biên bản nghiệm thu này.
Để có biên bản nghiệm thu chặt chẽ, ngoài việc làm đúng giấy phép xây dựng, trong lúc thực hiện, thường có nhật ký thi công để theo dõi tiến độ và chất lượng công trình. Từ khi làm nền móng, xây phần thô, phần hoàn thiện cho đến theo dõi hệ thống cấp thoát nước và chạy đường điện đều phải được thể hiện trong nhật ký. Và đây là cơ sở để các bên xác nhận vào “Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng”.
Những điều chủ nhà cần lưu ý:
Trường hợp 1 – Các công trình đã khởi công theo các giấy phép cũ: Chủ nhà phải liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu có tư cách pháp nhân để lập biên bản. Mẫu để thực hiện trong trường hợp này là mẫu 13: “Biên bản nghiệm thu theo hiện trạng công trình”.
Trường hợp 2 – Nếu các bên tham gia trong xây dựng công trình không có tư cách pháp nhân :
Áp dụng Nghị định 126 để phạt nhà thầu hay bên thiết kế về lỗi hành nghề không có tư cách pháp nhân rồi sau đó mới được hoàn công.
Trường hợp 3- gia chủ tự xây nhà mà không đủ điều kiện đăng ký
Phải thực hiện lại các khâu như thuê tư vấn vẽ lại hiện trạng nhà. Còn chất lượng công trình, chủ nhà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngoài ra, công trình đã xây dựng phải đúng quy chuẩn xây dựng; nếu xây dư, chìa ban công sai kích thước quy định… chẳng hạn, có thể phải tháo dỡ thì bên tư vấn mới ký biên bản.
Thiết kế hạ tầng trong trường hợp nào cũng cần thiết có biên bản để sau này, nếu có bất kỳ sự cố nào, sẽ có chứng cứ để quy trách nhiệm các bên. Do vậy điều tiên quyết là thực hiện đúng theo quy chuẩn xây dựng và giấy phép xây dựng. Và có biên bản này là sự xác nhận việc đã xây căn nhà trên mảnh đất đã có chủ quyền nhà.
Nhận xét
Đăng nhận xét