Quản lý sử dụng đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
Quy hoạch đô thị để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng diện tích đất xây dựng đô thị. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng được thoả mãn nhu cầu này.
Đất sử dụng vào mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Đất xây dựng hạ tầng giao thông; đất xây dựng hệ thống cấp thoát nước; đất xây dựng các trạm xử lý rác thải; đất để bố trí hệ thống cung cấp điện trong đó phải kể đến khoảng cách an toàn lưới điện chiếm một tỷ lệ đáng kể của quỹ đất và đất dành cho nghĩa trang đô thị. Theo tiêu chuẩn và nhu cầu phục vụ đất dành cho từng chuyên ngành có thể tính một cách sơ bộ như sau:
Diện tích đất dành cho giao thông bao gồm giao thông đầu mối, mạng lưới đường phố, giao thông tĩnh cần đảm bảo từ 20%-25%. Diện tích đất dành cho cấp nước đô thị bao gồm mạng lưới cung cấp nước trong đó kể cả khoảng cách bảo vệ an toàn đường ống và hệ thống các công trình xử lý nước tổng diên tích dành cho các công trình cấp nước thường chiếm 1% diện tích đất đô thị.
Diện tích đất dành cho thoát nước vệ sinh môi trường đô thị bao gồm hệ thống đường cống, hệ thống các công trình xử lý nước thải, hệ thống các công trình thu gom xử lý chất thải rắn. Trong đó ước tính diện tích đất dành cho công trình thoát nước đô thị trung bình từ 6-7% diện tích đất đô thị.
Thiết kế mặt bằng với việc xử lý rác theo phương thức chôn lấp tính trung bình 1,0 kg/người/ngày thì diện tích trung bình dành cho bãi chôn lấp rác bao gồm cả khoảng cách ly ước tính khoảng 4% diện tích đất đô thị. Diện tích đất dành cho hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc thường chiếm 3% diện tích đất đô thị. Đất dành cho nghĩa trang đô thị, hiện nay nước ta phần lớn vẫn theo phong tục địa táng. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục tái diễn như hiện nay thì trong các đô thị sẽ không thể có đủ quỹ đất dành cho công việc hệ trọng này.
Như vậy, đất xây dựng cho hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị ước tính tối thiểu chiếm khoảng từ 30-35% diện tích đất đô thị. Rõ ràng cần một nguồn tài nguyên đất khá lớn để phát triển hệ thống dịch vụ đô thị. Quỹ đất dành cho giao thông, tại một số đô thị lớn diện tích đất dành cho giao thông chỉ khoảng 10% là thấp so với các nước ( 20-25%). Qua khảo sát 25 đô thị có tới 1/2 số đô thị có trên 30% đường có bề rộng < 2,5m. Như vậy việc xây dựng đường mới và mở rộng đường cũ là điều tất yếu của tất cả các đô thị trong những năm tới.
Quỹ đất dành cho hệ thống cấp và thoát nước hiện nay hệ thống cấp nước thường đi chung cùng với các hạ tầng khác trên đường phố chính. Công trình xử lý nước cấp trong các đồ án quy hoạch trước đây có tính tới nhưng nhu cầu tăng nhanh nên khi mở rộng công suất của nhà máy thì không có đất để xây dựng mở rộng. Các công trình xử lý nước thải trong nhiều năm trước đây cũng chưa tính đến nên sau này khi phải xây dựng đã không có quỹ đất để xây dựng.
Vấn đề bãi xử lý rác hầu như đô thị nào cũng gặp phải vấn đề nan giải này.Qua số liệu thu thập về xây dựng Bộ chỉ số các đô thị hợp tác giữa UN HABITAT và Hiệp hội các đô thị Việt Nam cho thấy diện tích dùng cho các bãi chôn lấp rác thải là một bài toán khó mỗi đô thị cần phải có giải pháp trong công tác xử lý chất thải rắn để hạn chế thấp nhất việc sử dụng đất đô thị.
Hệ thống mạng điện của các đô thị vẫn còn tình trạng phổ biến xây dựng vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện, nhiều nơi rất nghiêm trọng gây mất an toàn đến tính mạng của người dân. Tổng hợp các số liệu thu thập cho kết quả: đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nhiều đô thị ở nước ta mới chỉ chiếm khoảng từ 10-15% đất đô thị, nếu so với yêu cầu cần khoảng (30-35%) thì thực tế mới chỉ đạt từ 1/3 đến 1/2 yêu cầu. Đây chính là khó khăn rất lớn của các đô thị trong tương lai gần.
Thiết kế cảnh quan giải quyết tốt được điều này tạo nên nguồn tài chính cho nhà nước và tạo sự công bằng xã hội. Nhưng cho đến nay chúng ta chưa lí giải được nguyên nhân vì sao, điều gì là khó khăn nhất. Những câu hỏi đó nhiều người đã đề cập nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những thành phần chủ yếu của một đô thị. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động nâng cao chất lượng sống. Ngân hàng Thế giới đã chứng minh rằng nếu tăng 1% cho đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng thì cũng sẽ tăng 1% GDP.
Hiệu quả quản lý và sử dụng đất xây dựng kết cấu kỹ thuật đô thị là sự đảm bảo tốt nhất cho quá trình đầu tư xây dựng, cung cấp, khai thác và sử dụng. Để đảm bảo cho kết cấu hạ tầng phát huy tác dụng, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật là đặc biệt quan trọng trong việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và quy hoạch của kết cấu hạ tầng, đồng thời không thể thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.
Đất sử dụng vào mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Đất xây dựng hạ tầng giao thông; đất xây dựng hệ thống cấp thoát nước; đất xây dựng các trạm xử lý rác thải; đất để bố trí hệ thống cung cấp điện trong đó phải kể đến khoảng cách an toàn lưới điện chiếm một tỷ lệ đáng kể của quỹ đất và đất dành cho nghĩa trang đô thị. Theo tiêu chuẩn và nhu cầu phục vụ đất dành cho từng chuyên ngành có thể tính một cách sơ bộ như sau:
Diện tích đất dành cho giao thông bao gồm giao thông đầu mối, mạng lưới đường phố, giao thông tĩnh cần đảm bảo từ 20%-25%. Diện tích đất dành cho cấp nước đô thị bao gồm mạng lưới cung cấp nước trong đó kể cả khoảng cách bảo vệ an toàn đường ống và hệ thống các công trình xử lý nước tổng diên tích dành cho các công trình cấp nước thường chiếm 1% diện tích đất đô thị.
Diện tích đất dành cho thoát nước vệ sinh môi trường đô thị bao gồm hệ thống đường cống, hệ thống các công trình xử lý nước thải, hệ thống các công trình thu gom xử lý chất thải rắn. Trong đó ước tính diện tích đất dành cho công trình thoát nước đô thị trung bình từ 6-7% diện tích đất đô thị.
Thiết kế mặt bằng với việc xử lý rác theo phương thức chôn lấp tính trung bình 1,0 kg/người/ngày thì diện tích trung bình dành cho bãi chôn lấp rác bao gồm cả khoảng cách ly ước tính khoảng 4% diện tích đất đô thị. Diện tích đất dành cho hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc thường chiếm 3% diện tích đất đô thị. Đất dành cho nghĩa trang đô thị, hiện nay nước ta phần lớn vẫn theo phong tục địa táng. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục tái diễn như hiện nay thì trong các đô thị sẽ không thể có đủ quỹ đất dành cho công việc hệ trọng này.
Như vậy, đất xây dựng cho hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị ước tính tối thiểu chiếm khoảng từ 30-35% diện tích đất đô thị. Rõ ràng cần một nguồn tài nguyên đất khá lớn để phát triển hệ thống dịch vụ đô thị. Quỹ đất dành cho giao thông, tại một số đô thị lớn diện tích đất dành cho giao thông chỉ khoảng 10% là thấp so với các nước ( 20-25%). Qua khảo sát 25 đô thị có tới 1/2 số đô thị có trên 30% đường có bề rộng < 2,5m. Như vậy việc xây dựng đường mới và mở rộng đường cũ là điều tất yếu của tất cả các đô thị trong những năm tới.
Quỹ đất dành cho hệ thống cấp và thoát nước hiện nay hệ thống cấp nước thường đi chung cùng với các hạ tầng khác trên đường phố chính. Công trình xử lý nước cấp trong các đồ án quy hoạch trước đây có tính tới nhưng nhu cầu tăng nhanh nên khi mở rộng công suất của nhà máy thì không có đất để xây dựng mở rộng. Các công trình xử lý nước thải trong nhiều năm trước đây cũng chưa tính đến nên sau này khi phải xây dựng đã không có quỹ đất để xây dựng.
Vấn đề bãi xử lý rác hầu như đô thị nào cũng gặp phải vấn đề nan giải này.Qua số liệu thu thập về xây dựng Bộ chỉ số các đô thị hợp tác giữa UN HABITAT và Hiệp hội các đô thị Việt Nam cho thấy diện tích dùng cho các bãi chôn lấp rác thải là một bài toán khó mỗi đô thị cần phải có giải pháp trong công tác xử lý chất thải rắn để hạn chế thấp nhất việc sử dụng đất đô thị.
Hệ thống mạng điện của các đô thị vẫn còn tình trạng phổ biến xây dựng vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện, nhiều nơi rất nghiêm trọng gây mất an toàn đến tính mạng của người dân. Tổng hợp các số liệu thu thập cho kết quả: đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nhiều đô thị ở nước ta mới chỉ chiếm khoảng từ 10-15% đất đô thị, nếu so với yêu cầu cần khoảng (30-35%) thì thực tế mới chỉ đạt từ 1/3 đến 1/2 yêu cầu. Đây chính là khó khăn rất lớn của các đô thị trong tương lai gần.
Thiết kế cảnh quan giải quyết tốt được điều này tạo nên nguồn tài chính cho nhà nước và tạo sự công bằng xã hội. Nhưng cho đến nay chúng ta chưa lí giải được nguyên nhân vì sao, điều gì là khó khăn nhất. Những câu hỏi đó nhiều người đã đề cập nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những thành phần chủ yếu của một đô thị. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động nâng cao chất lượng sống. Ngân hàng Thế giới đã chứng minh rằng nếu tăng 1% cho đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng thì cũng sẽ tăng 1% GDP.
Hiệu quả quản lý và sử dụng đất xây dựng kết cấu kỹ thuật đô thị là sự đảm bảo tốt nhất cho quá trình đầu tư xây dựng, cung cấp, khai thác và sử dụng. Để đảm bảo cho kết cấu hạ tầng phát huy tác dụng, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật là đặc biệt quan trọng trong việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và quy hoạch của kết cấu hạ tầng, đồng thời không thể thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.
Nhận xét
Đăng nhận xét